[tintuc]

Kinh nghiệm mở shop vải thời trang cho người mới bắt đầu



Bạn đang có dự định kinh doanh vải thời trang nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu? Nhập vải thời trang ở đâu giá rẻ, chọn mặt bằng kinh doanh thế nào, làm cách nào để thu hút khách hàng? Tất tần tật những kinh nghiệm mở shop vải thời trang sẽ giúp bạn!


Tại sao nên chọn vải khúc, vải cây, vải cân ký để kinh doanh?

Mở shop vải thời trang không phải mới mẻ, nhưng lại là xu hướng luôn có sức hút đầu tư đáng kinh ngạc từ đủ mọi cá nhân, tổ chức lớn nhỏ. Là con đường mà có tới 30% người bắt đầu kinh doanh chọn để khởi nghiệp. Và đây là những lý do giải thích tại sao bạn nên kinh doanh vải thời trang thay vì những lĩnh vực khác:




  • Tập khách hàng lớn, thị trường tiềm năng và chưa từng có dấu hiệu chững lại
  • Tỉ lệ rủi ro khi đầu tư thấp hơn một số ngành thương mại khác
  • Vốn khởi nghiệp nhỏ
  • Cách thức tiếp cận khách hàng dễ dàng
  • Nói tỉ lệ rủi ro thấp không có nghĩa là bạn có thể kinh doanh có lãi nếu không có một kế hoạch kinh doanh cụ thể và quyết tâm theo đuổi mục tiêu. Thực tế, cứ 100 cửa hàng mở ra có đến gần 40 cửa hàng thời trang sang nhượng lại cửa hàng hoăc đóng cửa do kinh doanh thất bại. Chính vì thế, hãy nắm chắc những kinh nghiệm đắt giá dưới đây để kinh doanh thật thành công nhé!

1, Lên ý tưởng kinh doanh vải thời trang? (Ideas)

Mọi ý tưởng đều không có giá trị khi bạn để nó trong đầu và không thực hiện nó. Nếu muốn kinh doanh vải thời trang, hãy phác thảo ý tưởng kinh doanh ra giấy hoặc bất cứ nơi nào sẽ giúp bạn lưu lại thông tin cụ thể. Và vải thời trang, có vô số chất liệu vải để bạn chọn. Từ vải xốp thái, tole/ lanh, vải đũi in bông, vải voan họa tiết cho đến những chất liệu vải khác như vải thun các loại, vải nỉ áo khoác, vải xuất dư, vải tồn kho công ty, vải xưởng may thanh lý…

Ý tưởng của bạn cần nêu được các loại vải kinh doanh, phong cách cửa hàng, những mục tiêu kinh doanh. Ý tưởng phát triển kinh doanh theo hướng nào, những cái tên thương hiệu bạn nghĩ đến… Ý tưởng càng phong phú, bạn sẽ có được những lựa chọn đúng khi cân nhắc giữa những ý tưởng được đưa ra.

Phong cách cửa hàng: bao gồm phong cách chất liệu vải, phong cách bày trí cửa hàng và phong cách phục vụ khách hàng. Tất cả cần có sự tương thông để mỗi khi nghĩ tới, khách hàng sẽ nhớ tới shop thời trang của bạn với sự chuyên nghiệp và hài lòng nhất. Cách kinh doanh vải ký hiệu quả thể hiện từ việc sáng tạo ra những ý tưởng kinh doanh mới lạ. Tìm ra những mô hình shop vải thời trang được khách hàng yêu thích.

Nằm trong bước đầu kinh doanh vải ký thời trang, bạn cũng cần nghĩ ra tên thương hiệu của cửa hàng. Nên đặt tên shop là gì để khách hàng vừa dễ nhớ, vừa gây được ấn tượng với họ, đồng thời phải là một cái tên hay, ăn khớp với phong cách cửa hàng không hề dễ. Chính vì thế, hãy thử điểm mặt những tên shop thời trang phổ biến trên thị trường, xu hướng đặt tên shop thế nào? Có như vậy, bạn mới có nhiều ý tưởng hay và không bị trùng lặp với các shop quần áo, giày dép hay phụ kiện đã có mặt trên thị trường.

Một trong những điều cần biết khi mở shop vải thời trang, đó là học hỏi những kinh nghiệm kinh doanh từ người đi trước. Từ đó, đặt ra mục tiêu khi kinh doanh cửa hàng. Mục tiêu ấy có khả năng đạt được hay không, thực hiện trong bao lâu, làm sao để đạt được mục tiêu ấy? Chẳng hạn: Mục tiêu đạt lợi nhuận 300 triệu trong năm đầu tiên, ổn định cửa hàng sau 2 tháng đi vào hoạt động… Và câu trả lời về con đường tiến đến mục tiêu, đó là lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng.

2, Lên kế hoạch kinh doanh vải ký chi tiết

Kế hoạch kinh doanh vải ký là gì? Kế hoạch kinh doanh là những nội dung thể hiện dưới dạng tài liệu phác thảo, thể hiện chi tiết quá trình kinh doanh của cửa hàng vải ký trong một khoảng thời gian nhất định.

Kinh nghiệm mở shop vải thời trang của nhiều chủ cửa hàng vải ký cho thấy, kế hoạch kinh doanh là cực kì quan trọng. Nó giúp chủ shop biết được mình cần phải làm những gì, không bỏ sót các đầu việc. Đồng thời xác định được rõ hướng đi của cửa hàng trong từng giai đoạn cụ thể.


Bạn nên chọn được mô hình kinh doanh trước khi tìm kiếm khách hàng. Bởi có thể khi kiếm tìm khách hàng mục tiêu rồi nhưng mô hình kinh doanh của bạn không phù hợp, việc bạn đã làm là công cốc.

Hiện nay, kinh doanh vải khúc, vải cây, vải ký có nhiều mô hình để chủ shop có thể theo đuổi. Một số mô hình kinh doanh thời trang phổ biến là mở shop bán lẻ, mở shop bán buôn, bán nguyên lô tồn kho,… Bên cạnh đó, theo một cách chia khác, có mô hình kinh doanh vải thời trang thiết kế, thời trang may sẵn (nhập các mặt hàng tồn kho công ty)…


Khi buôn bán vải ký, bạn cần xác định được sản phẩm của mình sẽ bán cho ai. Hay ai là người có thể mua vải ký của bạn? Xác định được đối tượng này, bạn sẽ có kế hoạch nhập hàng phù hợp với đối tượng tiềm năng mua hàng. Đồng thời, khách hàng cũng là người có khả năng chi trả cho những mặt hàng bạn bán.

Xác định khách hàng mục tiêu không chỉ đơn thuần xem họ là ai. Bạn cần tìm hiểu thêm những thông tin khác như:


  1. Khách hàng ở đâu?
  2. Độ tuổi là bao nhiêu?
  3. Nghề nghiệp của họ?
  4. Sở thích, thói quen hàng ngày?
  5. Kênh mua sắm yêu thích của họ?
  6. Mức thu nhập bình quân của họ?
  7. Càng xây dựng chi tiết chân dung khách hàng, bạn càng có khả năng tiếp cận cao với họ. Bên cạnh đó hiểu được thói quen sở thích của họ để tư vấn khách hàng, bán hàng chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.



Mở cửa hàng vải thời trang cần bao nhiêu vốn?

Mở shop vải thời trang cần bao nhiêu vốn? Mở shop vải thời trang thiết kế cần bao nhiêu vốn?…, Đây là những câu hỏi mà hầu hết chủ shop đều băn khoăn khi chưa có kinh nghiệm mở cửa hàng. Và câu trả lời là đây: Số vốn mở cửa hàng vải ký sẽ phụ thuộc vào quy mô cửa hàng, mô hình kinh doanh và khu vực địa lý mở shop vải thời trang. Dao động từ 50 đến 300 triệu với các shop vải thời trang đại chúng. Với các shop vải thời trang cao cấp, mở shop có thể tiêu tốn số vốn từ 1 tới vài tỷ đồng. Và tất nhiên, để hoạch định số vốn bạn cần, thời trang may mặc sẽ đưa ra một vài gợi ý để bạn có thể chuẩn bị số vốn gần đúng nhất với khoản vốn thực tế cần bỏ ra.

Số vốn để kinh doanh quần áo online
Khi mở shop vải ký online, số vốn của bạn chuẩn bị sẽ thấp hơn nhiều so với các shop vải thời trang có mặt bằng lớn tại các khu phố trung tâm. Theo đó, chi phí vốn bỏ ra bao gồm: vốn nhập hàng hóa (khoảng 5-30 triệu đồng), chi phí chạy quảng cáo online (6-20 triệu tùy  vào ngân sách bạn chạy). Một vài chi phí khác như đóng gói hàng hóa, hóa đơn, sử dụng phần mềm quản lý bán hàng và đơn hàng online (khoảng 10 triệu). Như vậy, để mở một shop online, tốt hơn hết bạn hãy chuẩn bị số vốn tối thiểu khoảng 20 triệu để sẵn sàng hoạt động một shop online hiệu quả.

Chuẩn bị vốn để mở shop vải thời trang 
Để mở một shop vải thời trang các bạn cần chuẩn bị số vốn nhiều hơn khi kinh doanh vải ký online. Trong đó, những khoản mục chi phí không thể thiếu khi mở shop vải thời trang bao gồm:


  • Chi phí thuê mặt bằng (từ 3-50 triệu đồng) tùy vào từng khu vực là các tỉnh thành hay thành phố lớn, trong mặt ngõ hay ngoài mặt phố, một mặt tiền hay 2,3 mặt tiền,…
  • Vốn nhập hàng hóa (20-50 triệu đồng): do là cửa hàng nên bạn cần treo đủ số lượng và mẫu mã tại cửa hàng, tránh tình trạng để trống các giá kệ treo đồ.
  • Vốn trang trí, mua sắm dụng cụ, thiết bị tại cửa hàng (20-50 triệu). Bao gồm chi phí trang trí mặt tiền cửa hàng, bảng biển, giá kệ treo đồ, móc treo quần áo, manocanh…
  • Chi phí phát sinh khác: 10 triệu đồng
  • Nếu mở một shop bán hàng, hãy cầm chắc trong tay tối thiểu 50 triệu để có thể khai trương shop quần áo một cách trơn tru, thuận lợi.
2, Kinh nghiệm chọn mặt bằng kinh doanh vải thời trang

Buôn có phường, bán có chợ là kinh nghiệm để chọn một địa điểm kinh doanh vải ký thuận lợi

Những tiêu chí để chọn được một mặt bằng kinh doanh tốt bao gồm:


  • Vị trí cửa hàng
  • Diện tích mặt bằng
  • Tiềm năng kinh doanh của mặt bằng
  • Chi phí thuê mặt bằng
  • Mức độ nhận biết và thuận tiện
  • Tùy vào khả năng tài chính và chiến lược bán hàng, bạn hãy chọn cho mình một mặt bằng kinh doanh phù hợp. Chẳng hạn, với các mặt hàng bình dân, bạn có thể mở trên mặt phố nhỏ, mặt ngõ thuận tiện giao thông, khu vực đông dân cư. Nhưng với mặt hàng cao cấp, bạn cần mở shop tại nơi có khu vực đông dân cư, dân trí cao hoặc tại các mặt phố lớn, thu hút tầm nhìn và là nơi sầm uất, qua lại của các đối tượng khách hàng tiềm năng.


Bên cạnh đó, hãy cân nhắc về yếu tố chi phí thuê cửa hàng. Nếu phải đầu tư quá nhiều vào chi phí mặt bằng mà tiềm năng bán hàng chưa thực sự tốt, hãy xem lại nơi đó có thực sự tốt cho việc kinh doanh trong tương lai hay không?

3. Thiết kế và trang trí cửa hàng thời trang

Sau khi chọn được mặt bằng, hãy định hình phong cách thiết kế cho cửa hàng bạn. Một trong những xu hướng lên ngôi trong thiết kế cửa hàng bán lẻ, đó là xu hướng xanh. Tận dụng ánh sáng tự nhiên, bổ sung cây xanh và các vật liệu tự nhiên để đem lại trải nghiệm mua sắm thoải mái cho khách hàng.

Lưu ý khi bày trí cửa hàng:
Không nên bày trí cửa hàng với mật độ quá dày đặc, hãy thiết kế không gian để khách hàng có thể dừng chân, ngồi nghỉ hợp lý hay khu vực thử đồ thông thoáng.

Tránh tình trạng để trống hàng hóa trên giá kệ. Hãy đảm bảo hàng hóa luôn sẵn sàng trên giá để khách hàng có thể chọn mua. Không bày quá nhiều sản phẩm trong cùng một mẫu ở trên kệ.


Trên đây là những kinh nghiệm mở shop vải thời trang, giúp cho những chủ shop tương lai có ý định kinh doanh biết cách bán quần áo hiệu quả, lện kế hoạch kinh doanh và triển khai kế hoạch thành công hơn.

Chúc cho bạn mở shop vải thời trang thuận lợi và thật may mắn trong sự nghiệp kinh doanh thời trang nhé!

[/tintuc]

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn