Cách Nhận biết các Chất liệu vải

7 chất liệu vải may lều cắm trại phổ biến hiện nay



Hiện nay, lều là sản phẩm được mọi người sử dụng rất nhiều, nhằm phục vụ cho những chuyến đi xa, những chuyến du ngoạn hay để cắm trại tận hưởng một cuộc sống thú vị giữa chốn thiên nhiên hùng vĩ. Tuy nhiên, để chọn được một chiếc lều phù hợp với mục đích sử dụng, chúng ta phải chú ý đến loại vải và nguyên liệu tạo ra nó. Vì mỗi loại vải khác nhau, sẽ giúp cho chiếc lều phát huy được những ưu và nhươc điểm khác nhau.

Để tìm được một chiếc lều thích hợp nhất, các bạn hãy cùng thời trang may mặc tham khảo những loại vải may lều được sử dụng phổ biến dưới đây nhé.

I. Tìm hiểu chung về lều

1. Lều là gì?
Lều hay còn được gọi là lều bạt, lều trại… là một trong những vật dụng được sử dụng để che mưa, che nắng, là nơi cư trú tạm thời trong một khoảng thời gian ngắn hạn. Lều có kích thước nhỏ hơn nhiều so với nhà ở, có thể sử dụng di động và di chuyển đi nhiều nơi.



Lều thường chỉ có mái che và xung quanh được kết nối lại với nhau bằng vải. Một số loại lều sẽ có khung, và một số loại khác chỉ được cố định bằng cách giăng dây. Lều được làm từ nhiều loại vải khác nhau, tùy thuộc vào mỗi chất liệu mà vật dụng sẽ phát huy được ưu điểm của mình. Trong một khu vực có nhiều lều trại được gọi là khu trại.

2. Công dụng của lều
Thời gian trước đây, lều là vật dụng không thể thiếu được sử dụng trong quân đội. Quân đội sử dụng lều để làm chổ trú đóng quân, dần dần hình thành nên trại quân sự. Khi thám thính được tình hình quân địch cận kề, mọi người có thể nhanh chóng tháo dỡ lều và di tán một cách nhanh chóng nhất. Nhờ vậy mà quân lính mới có đủ sức khỏe, cũng như không để lại một dấu vết nào trước khi quân địch xuất hiện.



Sau này lều là vật dụng cư trú của những người du mục. Nhóm người thích sống tự do, điển hình như Bohemian, thì lều trại sẽ là vật dụng không thể thiếu để giúp họ thỏa mãn được cuộc sống tạm bợ, không cố định.

Hiện tại, lều được dùng cho nhiều mục đích khác nhau. Có thể làm chỗ trú chân cho những nạn nhân trong các cơn thảm họa do thiên tai gây nên. Hay với những lễ hội, đêm vui chơi, các sự kiện lớn của nhóm người, doanh nghiệp, công ty cần một nơi để trú tạm qua đêm ở những khu vực cách xa nhà ở, thì lều trại lúc này sẽ là vật dụng rất quan trọng, không thể thiếu trong sự chuẩn bị của mọi người.



Và cũng tùy theo công dụng, mà lều được làm từ nhiều loại vải khác nhau, nhằm phát huy đúng mục đích phục vụ sử dụng của con người. Vậy những loại vải may liều trại bao gồm các chất liệu gì?

II. Những loại vải may lều được sử dụng phổ biến hiện nay
1. Vải Polyester
Vải Polyester là một trong những loại vải may lều được sử dụng khá phổ biến, vì khả năng ngăn nước rất hiệu quả. Vải polyester (hay vải Poly) là loại vải tổng hợp được tạo từ phản ứng hoá học giữa alcohol và acid. Về cơ bản thì Polyester là một loại nhựa, nên mới được dùng để may lều bạt.



Bề mặt chống thấm hiệu quả của vải Polyester
a. Ưu điểm
Lều Polyester có khả năng chống ẩm mốc hoàn hảo, giúp vật dụng luôn mới, không bị hôi mùi ẩm ướt. Vải Polyester có độ bền rất cao, nhẹ, dễ vệ sinh và có thể sử dụng được trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Lều vải Polyester có giá cả hợp lý, cũng như được sở hữu một bộ sưu tập màu sắc ấn tượng, đa dạng.



b. Nhược điểm
Vì chất liệu Polyester có độ thoáng khí kém, nên lều sẽ hấp thụ nhiệt rất cao. Vào những ngày nắng nóng, khả năng chống tia UV thấp, có thể khiến cho cả lều bị nóng lên, làm cho người ở bên trong có cảm giác nóng nực và khó chịu. Vì vậy, mặc dù lều Polyester có thể dùng được trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, nhưng chúng ta nên hạn chế sử dụng loại lều này vào những ngày có nhiệt độ quá cao.

2. Vải Nylon
Tương tự như vải Polyester, vải Nylon cũng là một loại vải may lều nhân tạo, được sản xuất từ các thành phần thuộc nhóm polyme tổng hợp, thường sử dụng để may nhiều loại quần áo và hàng tiêu dùng khác nhau.



a. Ưu điểm
Vải Nylon là loại vải may lều hoàn toàn không thấm nước, thích hợp sử dụng vào những ngày có mưa hay nhiều sương mù. So với Polyester, vải Nylon có trọng lượng thấp hơn, nên có thể đem đi một cách dễ dàng và tiện lợi. Vải Nylon là loại vải may lều có giá thành rẻ, màu sắc phong phú và tiện lợi trong việc vệ sinh làm sạch.

b. Nhược điểm
Mặc dù là loại vải may lều chống thấm, nhưng chất liệu có độ thoáng khí rất thấp. Khả năng hấp thụ nhiệt của Nylon vô cùng lớn, nên có thể khiến cho người sử dụng cảm thấy khó chịu vào những ngày hè oi ả. Khi sử dụng lều vải Nylon dưới trời nắng quá lâu, sẽ khiến cho vật dụng bị biến dạng, phai màu, cũng như tuổi thọ cũng sẽ bị hạn chế.

3. Vải cotton
Vải Cotton là một trong những loại vải may lều được sử dụng đã từ rất lâu. Khi nền công nghiệp chưa phát triển, đồng nghĩa với việc những chất liệu nhân tạo chưa ra đời, thì vải Cotton chính là chất liệu chính được sử dụng để làm vải may lều bạt.



a. Ưu điểm
Vải Cotton có khá nhiều ưu điểm khi được dùng để may lều. Chất liệu cách nhiệt rất tốt, có độ thoáng khí cao, giúp người dùng luôn có cảm giác thoải mái và dễ chịu vào những ngày nắng nóng. Khi ở bên trong lều, cảm giác nóng nực hầu như không có, vải Cotton sẽ giúp chúng ta ngăn chặn hiệu quả những tia UV hay ánh nắng chiều vào từ bên ngoài.

Vào ban đêm, vải Cotton cũng nhanh chóng tỏa nhiệt, tạo cảm giác mát mẻ cho người sử dụng. Vì chất liệu khá mềm mại, nên khi cất hoặc xếp rất gọn gàng, có thể cho vào balo mỗi khi đi du lịch.

b. Nhược điểm
Mặc dù vải Cotton có nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó có một số nhược điểm mà nhiều người tiêu dùng vẫn không mong muốn. Vải Cotton thấm nước tốt, nên khi trời mưa hay sương xuống sẽ làm lều bị ướt đẫm. Vì vậy, lều Cotton chỉ được sử dụng vào những ngày hè, đây chính là nhược điểm lớn nhất khi sử dụng Cotton làm vải may lều.

Lều Cotton có giá thành khá cao, dễ bị ẩm mốc, thay đổi kích thước sau một thời gian dài sử dụng. Không những vậy, những vết bẩn lâu ngày không được vệ sinh sẽ làm lều bị ố màu, khiến cho vật dụng bị giảm đi tính thẩm mỹ vốn có. Vì khả năng bám màu nhuộm không tốt, nên lều vải Cotton chỉ đa phần được sản xuất bằng màu trắng, hoặc màu kem.

4. Vải Dyneema Composite Fiber
Dyneema Composite Fiber là 1 loại vải may lều cao cấp. Chất liệu rất nhẹ và thường được dùng để làm thành những sợi dây chịu lực tốt nhất.



a. Ưu điểm
Vải Dyneema Composite Fiber có độ bền cao, chắc chắn và có trọng lượng nhẹ. Nếu so sánh với Polyester và Nylon, thì Dyneema Composite Fiber nhẹ hơn rất nhiều. Người sử dụng có thể đem đi nhiều nơi vì sản phẩm khá tiện lợi và không chiếm quá nhiều diện tích.

Khác với Polyester, Dyneema Composite Fiber có khả năng chống nước tốt, nhưng đồng thời cũng ngăn ngừa được tia UV hiệu quả, thích hợp để dựng lều trong mọi điều kiện thời tiết. Ngoài ra, vải may lều Dyneema Composite Fiber còn có độ bền cao, chất lượng và màu sắc phong phú.

b. Nhược điểm
Nhược điểm duy nhất của vải Dyneema Composite Fiber đó chính là giá thành. Để mua được một chiếc lều từ loại vải này, bạn phải bỏ ra số tiền gấp 4 lần so với lều vải Nylon hay Polyester.

5. Vải lưới
Vải lưới là loại vải được cấu tạo từ các hạt nhựa như PVC hay PP. Chúng được tạo ra khi các hạt nhựa được nung nóng chảy, và kéo thành sợi. Từ những sợi vải đó dệt nên tấm vải lưới. Vải lưới là một trong những loại vải may lều được sử dụng nhiều ở các nước Phương Tây.



a. Ưu điểm
Vải lưới có thể giúp mọi người nhìn ngắm được mọi cảnh vật xung quanh, kể cả khi vẫn đang ở bên trong lều. Vải lưới mặc dù được sản xuất với nhiều lổ nhỏ li ti, nhưng có thể ngăn được côn trùng một cách hiệu quả. Vải lưới có giá thành rẻ, dễ sử dụng và rất dễ dàng đem theo khi cần thiết.

b. Nhược điểm
Vải lưới có nhược điểm lớn nhất chính là không thể sử dụng ở những nơi có thời tiết quá khắc nghiệt. Mặc dù phần mái lều được làm từ những loại vải chống thấm khác, tuy nhiên nếu trời quá nắng, hoặc có mưa thì không thể sử dụng được.

Lều vải lưới chỉ sử dụng ở những nơi có không khí thoáng đãng, ôn hòa, ấm áp, ít ánh nắng và đặc biệt không sử dụng được vào mùa mưa.

6. Vải PVC
Vải PVC là một trong những loại vải may lều được làm từ những nguyên liệu tổng hợp. Vải PVC có cấu tạo bao gồm sợi Polyester, được phủ thêm một lớp chất dẻo silicone và nhựa. Vải PVC hay còn được gọi là vải giả da PVC.



a. Ưu điểm
Ưu điểm khi sử dụng vải PVC để may lều chính là khả năng kháng nước tốt. Lớp da PVC được cấu tạo ngăn không cho chất lỏng thấm được vào bên trong. Bên cạnh đó, chất liệu có độ bền khá cao, giá thành rẻ và tạo nên được những chiếc lều đẹp, có tính thẩm mỹ.

b. Nhược điểm
Lều PVC chịu nhiệt rất kém, nếu sử dụng quá nhiều dưới ánh nắng, lều sẽ dễ bị phai màu, bị nứt bể bề mặt da bên ngoài. Vải khá cồng kềnh và nặng, nên người sử dụng chỉ dùng lều PVC khi có phương tiện lớn để di chuyển.

7. Vải Oxford
Vải Oxford hay còn được gọi là vải Kate Ford, loại vải được dệt có sự kết hợp giữa hai loại là sợi bông và sợi Polyester. Chất liệu là vải may lều chất lượng, và có nhiều ưu điểm vượt trội nhờ sự kết hợp hài hòa giữa nhiều loại sợi với nhau.



a. Ưu điểm
Lều vải Oxford có khả năng chống thấm cao hơn so với vải Cotton. Vì vậy, đây là một loại vải may lều được người tiêu dùng rất ưa chuộng, khi có thể sử dụng đa dạng trong nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Vải Oxford nhẹ, độ bền cao, chắc chắn, có khả năng chịu nhiệt và chống được tia cực tím.

b. Nhược điểm
Vải Oxford có giá thành khá cao, và sẽ dễ bị ẩm mốc nếu chúng ta không kịp thời vệ sinh chất liệu. Vết ố vàng sẽ xuất hiện nếu bạn vệ sinh không kỹ, hoặc để vết bẩn quá lâu ngày.

Xem thêm: 

Top 4 loại vải may cờ – độ bền cao, dễ in ấn theo yêu cầu
Top 4 chất liệu vải nhựa thường dùng sản xuất áo mưa hiện nay
Top 5 loại vải may không cần vắt sổ thường gặp
Vải may lều khá đa dạng, tuy nhiên vì mỗi chất liệu sẽ có nhưng công dụng đặc biệt khác nhau, nên hiện nay lều được sản xuất có sự kết hợp từ nhiều loại nguyên liệu, nhằm tối ưu hóa công dụng cho sản phẩm. Hy vọng qua bài viết trên, bạn sẽ chọn cho mình được một chiếc lều phù hợp, giúp cho những chuyến đi chơi được hoàn hảo hơn.

CÁCH NHẬN BIẾT CHẤT LIỆU VẢI THUN CÁC LOẠI PHẦN 2

Thời trang May Mặc( Cơ sở May Mặc Bảo Vinh) giới thiệu các bạn CÁCH NHẬN BIẾT CHẤT LIỆU VẢI THUN CÁC LOẠI. Cách nhận biết dễ dành nhất là nhìn bằng mắt. Sau đây là chia sẽ từ thời trang may mặc




Khi nhắc đến vải thun tại thị trường trong và ngoài nước thì có rất nhiều loại vải khác nhau, phổ biến nhất là vải cotton single jeasay, cotton interlock( mình vải giống da cá nhưng mỏng hơn), vải thun cá sấu, vải thun mè, thun poly 4 chiều,...

Mỗi loại vải có tên gọi và đặt điểm khác nhau. Do cấu trúc dệt sợi vải và thành phần chất liệu khác nhau nên mỗi loại vải đều có ưu và nhược điểm

Tiến hành nhận biết, bước đầu tiên là các bạn chuẩn bị 1 cái bật lửa và một số mẫu vải để thử

Nhận biết vải 100% cotton



- Đối với chất liệu vải cotton 100% khi đốt cháy rất nhanh, tàn tro cháy có mùi như giấy học sinh, tro vải có màu xám, mịn và tan nhanh

Nhận biết vải 35/65( hay còn được gọi là vải TC)



- Đối với chất liệu vải cotton 35/65 khi đốt thì cháy hơi chậm, có mùi nhựa dẻo vón thành cục, khi bóp không tan hết

Nhận biết vải cotton 65/35( hay còn được gọi là vải CVC)



- Đối với vải thun 65/35 khi đốt sẽ cháy rất nhanh có chút mùi nhựa dẻo, tro gần như tan hết. Ưu điểm chất liệu vải 65/35 là khi giặt vải ít bị nhăn.

Nhận biết vải Thun PE



- Đối với chất liệu PE( polyeseter) khi đốt thì sẽ chảy nhựa và có mùi két giống như đốt bị nylon

Nên chọn chất liệu vải thun nào? tùy theo nhu cầu kinh doanh sản xuất của các bạn.

Nếu bạn đang kinh doanh quần áo trẻ em:

Xưởng may sản xuất của bạn nên tìm kiếm chất liệu vải thun cotton 100% ( chất liệu cotton organic thấm hút tốt, mặc mát) thích hợp cho da của các bé. Đối với xưởng may áo thun nên chọn cotton TC 35/65. 

Nếu bạn đang kinh doanh đồ thể thao, đồ bơi:

Xưởng may sản xuất của bạn nên tìm kiếm chất liệu vải thun polyester có thêm các thành phần giúp tăng độ bền của vải như 10% spandex( mình vải mát và co giãn tốt hơn).

Tóm lại, tùy theo xưởng may của các bạn đang sản xuất, kinh doanh quần áo như thế nào thì chọn lựa các loại vải và chất liệu cho phù hợp.

Thêm 1 ví dụ nữa nhé: Nếu là đang kinh doanh áo thun cá sấu. 

+ Vậy thì vải bạn cần tìm là vải thun cá sấu

+ Chất liệu vải thun cá sấu gồm có nhiều loại như: thun cá sấu cotton 35/65, thun cá sấu PE( loại này thì hơi xù lông)

Mỗi chất liệu vải thun như thun cá sấu đều có ưu nhược điểm, mình sẽ chia sẽ ở bài viết sau về ưu và nhược điểm nếu chọn vải thun cá sấu 35/65 hay chọn thun cá sấu PE

Các bạn xem thêm các bài viết liên quan để hiểu thêm về cách nhận biết và phân biệt các chất liệu vải nha:

Xem thêm: NGUYÊN LIỆU VẢI PHA COTTON VỚI POLYESTER
Xem thêm: Cách Phân Biệt Các Loại Vải May Mặc
Xem thêm: CÁCH NHẬN BIẾT VẢI THUN COTTON 100% TỰ NHIÊN
Xem thêm: 19 ý tưởng kinh doanh nhỏ ít vốn lãi lớn ngành thời trang may măc

Nếu thấy bài viết của mình hữu ích nhớ nhấn nút CHIA SẼ. Trân trọng!

CƠ SỞ SXKD MAY MC BO VINH

 - THÔNG TIN MUA HÀNG TẠI BIÊN HÒA, SÀI GÒN, BÌNH DƯƠNG VÀ CÁC TỈNH THÀNH KHÁC:

💈 Đặt mua vải ký ONLINE tại website www.adamis.vn
Hoặc Hotline: 📞 0975.228.600 ( Đạt)- Zalo: 0934.028.099 
- Kho bãi: 12 Bùi Văn Bình, Phú Lợi, Thủ Dầu Một, Bình Dương.
----

- ĐỊA CHỈ: 135 HÀM NGHI, BẢO VINH, LONG KHÁNH, ĐỒNG NAI.
- SỐ MÁY BÁN SỈ: 0974.253.764
- TEL: (061) 3 792.915
- EMAIL: MAYMACBAOVINH@GMAIL.COM
WEBSITE: MAYMACBAOVINH.WORDPRESS.COM

Ant Green
ĐĂNG NHẬP
Nhận nhiều ưu đãi hơn